Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Cung Điện Hoàng Gia Charlottenburg

Berlin-thành phố được mệnh danh là đẹp nhất thế giới và cũng là một nơi vô cùng đắt đỏ, vì vậy hãy để Flynow ve may bay gia re giúp bạn dat ve may bay đi Berlin rẻ nhất (Vietnam airline, Vietjet air, Air France)  để bạn có thể rủng rỉnh hầu bao và tận hưởng chuyến du lịch tuyệt vời tại Berlin.

Lâu đài này được xây cất cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18 theo kiểu baroque. Nó đã bị thiêu hủy hoàn toàn thời đệ nhị thế chiến. Tòa nhà vợ chồng tôi đến thăm quan mấy năm trước được xây dựng trở lại hoàn toàn sau chiến tranh, giống hệt lâu đài xưa. Người Đức hay quá, quyết bảo tồn lịch sử của mình.


Lâu đài Charlottenburg hiện là cung điện lớn nhất Bá Linh. Phần chánh của lâu đài được xây cất từ năm 1695 đến năm 1699, để làm cung điện mùa hè cho Hoàng Hậu Sophie Charlotte, vợ của Vua Frederick III. Lúc đó ông vẫn còn giữ chức vụ Đức tuyến hầu Brandenburg (Elector of Brandenburg)

Tượng của Friedrich Wilhelm I (der Große Kurfürst) trong sân cung điện. 

Sau khi ông lên ngôi Vua vào năm 1701, ông sửa chữa cung điện này cho lớn và huy hoàng hơn. Trong đợt nầy cánh phía Tây cung điện được xây cất, cùng với một vườn cam (orangery) và một Vòm cao 48 thước rất đẹp. Vào năm 1740 Frederick Đại Đế lại sửa chữa cung điện này cho lớn hơn nữa và huy hoàng hơn nữa. Trong đợt sửa chữa nầy, cánh phía đông được xây dựng, cho đối xứng với cánh phía Tây.

Vườn cam (Orageries) trong lâu đài. 


Năm 1943 Đồng Minh oanh tạc Bá Linh, đã dội bom trúng cung điện này, và thần hỏa đã thiêu hủy cung điện hoàn toàn. Cung điện trong hình được xây cất trở lại sau chiến tranh, giống cung điện xa xưa của Đức. Người Đức hay quá, biết trân quí quá khứ của họ, khác với Sàigòn mới ngày nay, người ta chỉ muốn đập phá quá khứ, không còn gì là cái hồn Saigon xưa cũ nữa.

Vườn hoa trong lâu đài. 


Cung điện được xây dựng vào cuối thế kỷ 17 và đã được mở rộng đáng kể trong thế kỷ 18. Nó bao gồm nhiều trang trí nội thất kỳ lạ theo phong cách baroque và rococo. Chính thức khu vườn lớn bao quanh bởi rừng đã được thêm vào phía sau cung điện, bao gồm cả một belvedere, lăng mộ, một nhà hát và một gian hàng. Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, cung điện bị hư hỏng nặng nhưng đá được xây dựng lại. Cung điện với khu vườn của nó là một điểm thu hút du lịch lớn.”

Cổng Brandenburg - biểu tượng đẹp của Berlin.


Bạn muốn đến Berlin ! hãy để Flynow ve may bay truc tuyen gia re giúp bạn. Bằng cách cung cấp những thông tin về lộ trình của bạn trong khung tìm kiếm và nhấp chọn Tìm chuyến bay, hệ thống sẽ giúp bạn tìm kiếm khắp các hãng hàng không giá rẻ cho tới truyền thống (Vietnam airline, China Airline, Tiger Airways) những ve may bay di Berlin gia re nhất mà không mất nhiều thời gian tìm kiếm.

Cổng Brandenburg (tiếng Đức: Brandenburger Tor) là cổng thành phố trước đây và là một trong những biểu tượng chính của thành phố Berlin, Đức. Cổng này nằm ở quận Trung tâm (Bezirk Mitte) của Berlin, giữa Pariser Platz và Platz des 18. März và là cổng duy nhất còn lại của một loạt cổng cổ ra vào Berlin. Cách cổng Brandenburg một khúc phố về phía bắc là Reichstag nơi Quốc hội Cộng hòa Liên bang Đức nhóm họp. 


Cổng Brandenburg là một biểu tượng của Bá Linh và nước Đức. Lúc nước Đức còn bị chia đôi, hai Tổng Thống Mỹ đã đến đây nói với dân Bá Linh và nước Đức rằng Mỹ quyết đứng chung với họ, bảo vệ tự do cho họ. Hình cổng Brandenburg được in trên tem, đồng mark của Đức, và cả đồng xu Euro của Đức.

Cổng Brandenburg là cổng ra vào thành phố duy nhất còn tồn tại. Cổng nằm gần Bức tường Bá Linh, Quốc hội liên bang, và là điểm kết thúc của đại lộ Unter den Linden với nhiều cây lime tree rất đẹp. Đại lộ nầy nối liền cổng và hoàng cung ngày xưa.

Cổng Brandenburg được Friedrich Wilhelm II ra lệnh xây làm một biểu tượng của hòa bình. Kiến trúc sư Carl Gotthard Langhans đã xây cổng từ năm 1788 đến năm 1791. Trên nóc cổng các bạn có thể thấy tượng nữ thần chiến thắng Victoria trên cỗ ngựa tứ mã làm bằng đồng (Quadriga). Cổng có chiều cao 26m, rộng 65,5m và sâu 11m.



Cổng Brandenburg bao gồm mười hai cột Doric của Hy Lạp. Bây giờ được phép đi trong năm cửa, mặc dù ban đầu công dân bình thường chỉ được sử dụng hai cửa bên ngoài. Trên cửa là Quadriga, bao gồm các nữ thần của hòa bình, lái xe ngựa bốn con ngựa trong chiến thắng. Cửa đứng 26 m (65 ft) cao, 65,5 m (213 ft) và rộng 11 m.

Việc thiết kế các cổng dựa trên Propylea, là cửa ngõ đến Acropolis ở Athens, Hy Lạp. Berlin đã có một lịch sử lâu dài của các cổ điển: đầu tiên cổ điển Baroque và sau đó một tân Palladian, nhưng đây là lần đầu tiên cấu trúc Hy Lạp hồi sinh tân cổ điển ở Berlin, mà sẽ trở thành Spreeathen (“Athens trên sông Spree ‘) vào những năm 1830, định hình bởi các neoclassicism nghiêm trọng của kiến trúc sư Karl Friedrich Schinkel.



Trong khi thiết kế chính của Cổng Brandenburg đã vẫn giữ nguyên vẹn kể từ khi nó được hoàn thành, các cửa khẩu đã đóng vai trò khác nhau trong lịch sử của Đức. Trước tiên, Napoleon đã lấy Quadriga đến Paris năm 1806 sau khi chinh phục Berlin. Khi trở lại Berlin vào năm 1814, bức tượng trao đổi vòng hoa ôliu của mình cho Hội chữ thập và trở thành nữ thần của chiến thắng. 

Khi Đức lên nắm quyền lực, họ sử dụng các cửa khẩu để tượng trưng cho quyền lực của họ. Các cấu trúc duy nhất còn lại đứng ở những tàn tích của Pariser Platz năm 1945, ngoài các Học viện Mỹ thuật đổ nát, cửa khẩu đã được khôi phục bởi các Berlin Đông và Tây Berlin chính phủ. Tuy nhiên, vào năm 1961, cửa khẩu đã được đóng cửa khi bức tường Berlin được xây dựng.


Ngoài các sự kiện chính trị, ngày nay cổng thành Brandenburg cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa thể thao sôi động. Tại giải vô địch bóng đá thế giới năm 2006 và giải vô địch châu Âu năm 2008, hàng triệu fan bóng đá đã kéo về đây thưởng thức trái bóng tròn bên những màn hình cực lớn. Họ vui với niềm vui chiến thắng và cùng chia sẻ nỗi buồn mỗi khi đội nhà thua trận. Nó thật sự trở thành những ngày hội cho cả những người mà thường ngày không mấy quan tâm đến bóng đá.

Trận chung kết giải vô địch bóng đá thế giới năm 2006 chúng tôi cũng góp mặt tại đây, tuy có buồn cùng với Zidane khi anh không được nâng chiếc cúp vàng, nhưng cũng là những kỷ niệm thật khó quên.

Quảng trường Potsdamer - Berlin.

Không có nơi nào của Berlin hiện đại hơn ở đây, và dù không còn không khí như một thời đã qua nhưng quảng trường. Để có thể tận hưởng hết những điều thú vị tại đây bạn cần phải chuẩn bị khá khá hầu bao vì thế hãy lựa chọn cho mình vé máy bay giá rẻ đi Berlin (Vietnam airline,  American Airlines, Jetstar) tại Flynow ve may bay, Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nhiệt tình sẽ mang đến sự hài lòng cho bạn.

Potsdamer Platz vẫn là địa điểm rất hấp dẫn với những nhà đầu tư cũng như du khách từ khắp nơi trên thế giới.


Cư dân Berlin tụ tập để ăn mừng tại quảng trường trung tâm của thành phố, nơi từng bị san bằng trong Thế Chiến II và hoàn toàn cô lập suốt thời Chiến tranh Lạnh.
Việc đầu tư xây dựng lại quảng trường Potsdamer Platz là sự gián tiếp công nhận sự thống nhất Berlin - nhưng trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng quảng trường nay đã thuộc về những nhà tài phiệt kinh tế của Mỹ dù không khí của những năm 1920 - thời hoàng kim của Potsdamer Platz đã không còn.


Quảng trường Potsdamer (Potsdamer Platz) là một trong những thành công điển hình của việc tái thiết đô thị. Sau Thế Chiến II, trong giai đoạn Berlin bị chia đôi, Quảng trường Potsdamer trở thành một vùng đất hoang vắng. Vốn từng là một trong những giao lộ đông đúc nhất Châu Âu, quảng trường bỗng dưng mắc kẹt giữa Đông và Tây Berlin. Sau khi bức tường Berlin được phá bỏ, thành phố mong muốn trả lại vẻ hào nhoáng cho khu quảng trường.

Bên cạnh Tập đoàn Sony thì Tập đoàn sản xuất ôtô Daimler-Benz của Đức - một trong hai nhà đầu tư lớn nhất trên quảng trường Potsdamer Platz - cũng đã bán những phần bất động sản của họ từ mấy tháng trước với giá 1,4 tỷ euro.


Chính quyền đã tổ chức những cuộc thi thiết kế và toàn bộ khu vực này đã trở thành công trình xây dựng lớn nhất Châu Âu. Ngày nay, quảng trường được bao quanh bởi những công trình kiến trúc lạ mắt, tổng hành dinh của nhiều tập đoàn lớn, khu dân cư, các trung tâm thương mại, rạp phim và những khu đất rộng lớn cho việc tụ tập của cư dân thành phố. Quan trọng nhất, quảng trường đã đóng vai trò kết nối, chữa lành vết thương chia cắt của 2 nửa thành phố.


Hằng năm có khoảng 8 triệu người đổ về đây xem phim, đi ăn nhà hàng và mua sắm. Nhưng đông đúc, nhộn nhịp, ồn ào và náo động chỉ là một mặt của quảng trường này. Người ta còn tìm thấy được cảm giác bình yên khi chỉ cần rời Sony Center ồn ào náo động sang phía bên kia đường, vào Lobby của khách sạn Ritz-Carlton. Một sự đối lập ấn tượng - một cuộc sống hiện đại với chuyện bon chen không thể tránh khỏi và một nơi để người ta có thể thư giãn và hưởng thụ cuộc sống với mọi dịch vụ tốt nhất.

Bảo tàng do thái Berlin khi kiến trúc kết nối quá khứ và tương lai

Ngay từ bây giờ bạn có thể truy cập Flynow vé máy bay, hệ thống sẽ giúp bạn tìm kiếm khắp các hãng hàng không giá rẻ cho tới truyền thống (Japan airline, Jetstar, Airasia) những vé máy bay đi Berlin rẻ nhất mà không mất nhiều thời gian tìm kiếm.

Bảo tàng Do Thái nằm ở Lindenstrasse 9-14, 1969 Berlin (ở mảnh đất thuộc cả Đông Đức và Tây Đức khi bức tường Berlin sụp đổ). Bảo tàng Do Thái là nơi khái quát toàn bộ lịch sử người Do Thái ở Đức suốt hơn hai thiên niên kỷ. Bảo tàng được thành lập năm 1933 và tạm đóng cửa năm 1938 vì chế độ phát xít Đức. Năm 1999, sau bao thăng trầm trong lịch sử, bảo tàng được tách ra độc lập và được thiết kế bởi kiến trúc sư lừng danh thế giới Daniel Libeskind chuyên trưng bày về người Do Thái. Vào năm 2001, bảo tàng chính thức mở cửa đón khách tham quan.

Bảo tàng chính thức mở cửa cho công chúng vào năm 2001 sau hơn 4 năm thi công.


Những nhát cắt hình học không theo quy tắc trên bề mặt mạ kẽm được ví như những vết cắt, những vết thương còn hằn lại trên da thịt của lịch sử

Toàn bộ diện tích của bảo tàng lên đến 15.000m2. Tòa nhà uốn lượn thành một khối ziczac và chỉ có thể đi vào duy nhất bằng một lối ngầm bên dưới lòng đất thông qua Bảo tàng Berlin nằm kề bên. 


Bề ngoài của bảo tàng là một lớp kim loại mạ kẽm, có thể sẽ bị oxy hóa và chuyển sang màu xanh rêu mốc bởi ảnh hưởng thời tiết. Điều đó không nằm ngoài ý đồ của tác giả rằng quá khứ sẽ ngủ yên, thời gian rồi sẽ xoa dịu mọi nỗi đau. 

Tòa nhà không có cửa chính, lại càng không có cửa sổ. Thay vào đó là những nhát cắt hình học không theo quy tắc trên bề mặt mạ kẽm. Chúng được ví như những vết cắt, những vết thương còn hằn lại trên da thịt của lịch sử mà người Do Thái đã phải chịu đựng.


Bảo tàng Do Thái Berlin bao gồm hai khu nhà. Khu nhà cổ (còn gọi là Kollegienhaus) được xây theo phong cách kiến trúc Barrock do kiến trúc sư Phillip Gerlach thiết kế vào thế kỉ 18, giờ là khu vực sảnh vào, mua vé, gửi đồ, cửa hàng lưu niệm… và khu trưng bày theo chuyên đề đặc biệt. Khu nhà mới, nơi trưng bày chính của bảo tàng do kiến trúc sư Daniel Libeskind thiết kế theo phong cách Phi Kết Cấu từ năm 1989 nhưng mãi tới tận năm 2001,


Bảo tàng Do Thái Berlin mới chính thức mở cửa đón khách. Thoạt tiên nhìn vào, có lẽ khu nhà cổ với kiến trúc đặc trưng Châu Âu gợi cho bạn cảm giác ấm áp và được chào đón hơn, nhưng khu nhà mới của Daniel Libeskind mới thực sự gây ấn tượng và đem lại cho bạn nhiều bất ngờ. Bạn sẽ dần cảm nhận được điều đó bằng cả ngôn ngữ bảo tàng lẫn ngôn ngữ kiến trúc ngay khi vừa bước vào khu vực trưng bày.

Tháp Truyền hình Berlin-Tháp truyền hình cao nhất thế giới.

Để tận mắt chiêm ngưỡng tuyệt tác nghệ thuật này hãy một lần đặt ve may bay gia re di Berlin. Bạn có thể truy cập Flynow vé máy bay, hệ thống sẽ giúp bạn tìm kiếm khắp các hãng hàng không giá rẻ cho tới truyền thống (Japan airline, Jetstar, Tiger air) Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nhiệt tình chúng tôi sẽ mang đến sự hài lòng nhất cho bạn. 
Bất cứ ai đặt chân tới thủ đô Berlin của Đức cũng đều muốn được chiêm ngưỡng công trình cao nhất của đất nước này - Tháp truyền hình Berlin, cao 368 m, vừa tròn 40 tuổi vào ngày 3/10. 


Biểu tượng của nước Đức

Tháp Truyền hình Berlin cao gấp đôi so với “bản sao” của nó ở Tây Berlin. Hồi những năm 60, công trình này thể hiện sức mạnh của CHDC Đức và giờ đây nó là biểu tượng được yêu thích của thủ đô nước Đức thống nhất. 
  
Fernsehturm cũng bán vé vào cửa cho khách tham quan, với giá trong khoảng 15-23 euro mỗi người. Ngoài việc được chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố từ trên cao, khách du lịch còn có thể ghé qua quán bar và nhà hàng được xây dựng bên trong.Mỗi năm, Tháp Truyền hình Berlin đón hơn một triệu du khách tới ngắm toàn bộ khung cảnh của thành phố. Các tòa nhà chọc  trời tại khu Alexanderplatz bên cạnh nom chỉ như những “chú lùn” dưới chân tháp. Trong những ngày đẹp trời từ trên đỉnh tháp du khách có thể nhìn xa hơn 42 km. Còn khi thời tiết xấu và công trình cao ngất này chìm trong những đám mây nặng trĩu thì từ các cửa hàng trong thành phố bạn vẫn có thể nhìn thấy tháp Berlin mờ mờ ảo ảo.


Fernsehturm cũng tổ chức nhiều sự kiện có bán vé vào cửa cho khách tham quan. Hoặc khách hàng cũng có thể đăng ký tổ chức các sự kiện của công ty, đám cưới hoặc tiệc cá nhân tại đây 

Công trình cao thứ tư châu Âu 

Quá trình xây dựng Tháp Truyền hình Berlin, từ năm 1965 đến năm 1969, đã gây nên nhiều vấn đề đau đầu cho các nhà lãnh đạo nước CHDC Đức thời đó, chẳng hạn như kinh phí xây dựng đã đội lên gấp sáu lần so với dự tính ban đầu và khi hoàn thành công trình này đã ngốn 200 triệu mark. Nhiều loại nguyên vật liệu phải nhập từ phương Tây, chẳng hạn cửa sổ cách điện mua của Bỉ, thang máy và điều hòa nhiệt độ của Thụy Điển, khung thép không gỉ của CHLB Đức...


Ban đầu tháp chỉ cao 365 m, nhưng sau khi lắp thêm dàn anten mới trong thập kỷ 90 thì chiều cao của tháp được nâng lên thành 368 m
Để kỷ niệm lần thứ 40 ngày khánh thành Tháp Truyền hình Berlin, nhà hàng trên tháp quyết định phục vụ du khách bằng những thực đơn từ năm 1969. 
Công trình cao thứ tư châu Âu